Một số nét tiêu biểu trong văn hóa Mường

Việt Nam là một quốc gia có sự phong phú, đa dạng trong bản sắc dân tộc với nhiều nét đặc trưng khác biệt, độc đáo đến từ cộng động 54 thành phần dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Kinh. Mỗi một dân tộc đều mang những màu sắc rất riêng và mới lạ, góp phần tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc trong mảng màu văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Một trong số các dân tộc gây được ấn tượng với nhiều người nhờ các giá trị văn hóa ấn tượng và đặc sắc đó chính là cộng đồng người Mường. Dưới đây là một số nét tiêu biểu trong văn hóa Mường mà bạn có thể tìm hiểu nhé.

 /></p>
<h2 id=1. Các Di sản văn hóa

Có thể nói rằng, các Di sản văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự độc đáo cho bản sắc văn hóa Mường. Các Di sản văn hóa không chỉ mang lại những nét đặc trưng khác biệt cho dân tộc Mường mà nó còn đem lại sự đặc sắc cho nền văn hóa Việt Nam.

Di sản văn hóa của cộng động dân tộc Mường có dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực từ kiến trúc, nhà sàn, trang phục, văn hóa, ẩm thực, các di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn và các cổ vật có thể nhắc đến như trống đồng, chiêng đồng, sanh đồng, đồ gốm trong mộ Mường.

Một trong những Di sản nổi bật của dân tộc Mường đó chính là trống đồng. Trống đồng được phát hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Tính đến thời điểm này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được trên 100 chiếc. Chiếc trống đồng phát hiện sớm nhất là trống Sông Đà vào năm 1887.

 /></p>
<h2 id=2. Tết “cỗ lá”

Mỗi một dân tộc đều có những dịp lễ tết với những bản sắc văn hóa và truyền thống khác nhau nhưng chính sự khác biệt đó đã giúp tạo nên một bức tranh rực rỡ và muôn màu sắc cho nền văn hóa Việt Nam. Nếu như dân tộc Kinh luôn được biết đến với ngày Tết Nguyên Đán thì ngày Tết “cỗ lá” lại được xem là một trong những nét tiêu biểu của văn hóa Mường.

Có thể nói rằng, đây là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Mường ở Hòa Bình. Trong mâm tết “cỗ lá” thì không thể thiếu được món cuốn như trứng gồm có trứng và giò lợn thái lát mỏng ăn kèm cùng rau thơm và hành lá.

Xen lẫn các món thịt là món măng luộc, các loại rau sống và xôi ngũ sắc với năm màu xanh-đỏ-tím-vàng-trắng thật đẹp mắt. Cỗ lá là nét tinh túy trong ẩm thực của người Mường, nó chứa đựng ân tình của con người đối với đất, trời và núi rừng. Thưởng thức mâm cỗ không phải chỉ để cảm nhận hương vị đặc biệt của các món ăn mà hơn hết đó chính là tình cảm mộc mạc, chân thành của những người dân.    

 /></p>
<h2 id=3. Lễ hội

Đã từ bao đời, những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc luôn là một trong những giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa Mường. Mọi người dân mang dòng máu dân tộc Mường không chỉ giữ gìn mà còn tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy. Dân tộc Mường có rất nhiều những lễ hội đa dạng, độc đáo ở các tỉnh thành, mỗi một nơi đều có những lễ hội mang nét tiêu biểu khác nhau.

Những lễ hội không chỉ là dịp để mọi người dân giao lưu, truyền lại những đạo đức, luân lý về khát vọng tốt đẹp mà đồng thời còn ca ngợi những chiến công của những vị vua, anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước để có một đất nước Việt Nam thanh bình như ngày nay. Một trong những lễ hội đặc sắc của dân tộc Mường có thể kể đến như lễ hội đu Mường Vôi, lễ hội cầu an bản Mường, tết cơm Đe Mường Rậm, lễ hội Khai hạ ở Mường Bi.

 /></p>
<p class=Dân tộc Mường không chỉ sở hữu những nét văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú và đặc sắc mà còn gây được ấn tượng với nhiều người nhờ sự giản dị, mộc mạc của những người dân địa phương. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa Mường nhé.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *