Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những nét đặc trưng và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ một đất nước nào trên thế giới. Một trong những nét tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam đó chính là văn hóa Đại Việt.
Dưới thời Lý-Trần Hồ, nét văn hóa này đã trở nên phong phú và phát triển ở một tầm cao mới. Các triều đình Lý, Trần, Hồ đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa cũng như nền văn hóa Chăm Pa phương Nam để tích hợp vào nền văn hóa dân tộc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về những nét văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
1. Tín ngưỡng tôn giáo
Dưới thời các triều đình Lý-Trần-Hồ, văn hóa Đại Việt đã có sự pha trộn và kết hợp hài hòa giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. Sự cân bằng đó được thể hiện trong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo và Nho, giữa văn hóa dân gian làng xã và văn hóa quan liêu cung đình.
Tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ đầu có xu hướng phát triển mạnh mẽ theo đạo Phật giáo của văn hóa Nam Á và có sự chuyển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan liêu Nho giáo trong giai đoạn cuối. Ngoài các tín ngưỡng tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Nho giáo thì các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như thần linh, vật linh, tục thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng cũng được khuyến khích và tự do phát triển.
Những tín ngưỡng dân gian này được thể hiện qua hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái với hình ảnh các vị thiên thần và nhân thần, các anh hùng và danh nhân được truyền thuyết hóa và tôn vinh.
2. Giáo dục
Khi nhắc đến văn hóa Đại Việt thì không thể không nhắc đến giáo dục. Nền giáo dục Đại Việt phát triển từ thời Phật giáo nhưng có sự hưng thịnh và phát triển mạnh mẽ nhất vào thời kỳ Nho giáo.
Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ dưới thời Trần và minh chứng cho việc đó là sự ra đời của Quốc Tử Giám, hay còn được gọi với các tên khác như Quốc tử viện, Quốc học viện. Năm 1236 là thời điểm đặt chức Thượng thư tri viện Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần (chức quan tư pháp) vào học.
Quốc học viện được nhà nước sửa sang, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh Thất thập nhị hiền để thờ, lại xuống chiếu vời Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tử thư lục kinh vào năm 1253. Vào năm 1272, xuống chiếu tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám và có thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư, Ngũ kinh sung vào nơi vua đọc sách.
3. Kiến trúc
Kiến trúc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự độc đáo. ấn tượng và phóng phú cho nền văn hóa Đại Việt. Dưới thời Lý-Trần-Hồ, các công trình về nghệ thuật kiến trúc-điêu khắc được xuất hiện rộng rãi, Nhìn chung, kiến trúc thời Lý mang tính hoành tráng, quy mô còn kiến trúc mang tính thực dụng, khỏe Khoắn.
Các công trình kiến trúc không chỉ mang nét độc đáo, đồ sộ mà còn chứa đựng tinh thần Phật giáo. Cung điện và thành quách là những công trình kiến trúc do nhà nước đứng ra chỉ huy xây dựng, huy động sức lực của dân chúng theo chế độ tạo sịch, trưng tập và phần nào là lao động làm thuê. Công trình kiến lớn nhất thời Lý-Trần là thành Thăng Long với 3 vòng thành Đại La, Hoàng thành và Cấm thành.
Triều đại Lý nổi bật với công trình kiến trúc như các điện Càn Nguyên, Tập Hiền, Giảng Võ, các cung Long Thụy, Thủy Hoa. Thời Trần có các cung điện Quan Triều, Thánh Tử, Thiên An, Diên Hồng. Các cung điện có cảnh quan thiên nhiên được bố trí lộng lẫy và xứng hợp như các hồ, ngòi, vườn tược, vườn bách thảo.
Văn hóa Đại Việt với những nét đặc sắc, độc đáo và ấn tượng đã góp phần quan trọng tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa Việt Nam.
Dưới thời các triều đình Lý-Trần-Hồ, văn hóa của Đại Việt luôn có sự dung hòa từ những nền văn hóa của Đông Á và Nam Á. Hy vọng qua những thông tin được cung cấp trên, bạn sẽ khám phá được những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của Đại Việt nhé.
Leave a Reply