Văn hóa người Việt có gì đặc sắc và ấn tượng?

Là một đất nước hình chữ S sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh xinh đẹp, núi non hùng vĩ cùng nền ẩm thực vô cùng độc đáo và khác biệt, mê hoặc mọi thực khách ngay từ lần thưởng thức đầu tiên, Việt Nam hiện đang là một cái tên quen thuộc thường xuyên được nhắc đến của nhiều khách du lịch trên thế giới.

Đến với Việt Nam, du khách không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì bí đến lạ thường của các hang động, thưởng thức vẻ đẹp bất tận của núi non, ngắm nhìn những bãi biển xanh mát mà còn được tìm hiểu về văn hóa cũng như là đời sống sinh hoạt của những người dân bản xứ. Dưới đây là một số thông tin về văn hóa người Việt mà bạn có thể tìm hiểu nhé.

 /></p>
<h2 id=1. Văn hóa chào hỏi

Văn hóa chào hỏi trong giao tiếp đã trở thành một hình thức phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người. Điều đó lại càng trở nên độc đáo hơn khi mỗi nước lại có một cách thức giao tiếp khác nhau, tất cả đã tạo nên một bản sắc văn hóa mang giá trị riêng biệt đối với từng quốc gia.

Theo văn hóa người Việt, chào nhau không chỉ là điều bắt buộc của cuộc giao tiếp có văn hóa mà thể hiện bạn là một con người có đạo đức và phép lịch sự. Người Việt khi bắt tay nhau thường chỉ nắm vừa đủ và không quá lâu, dùng cả hai tay và cúi đầu chào để thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi hơn. Bên cạnh đó, họ cũng chẳng bao giờ dành cho nhau những nụ hôn bạn bè, đặc biệt là giữa người khác giới, thậm chí còn là điều cấm kỵ đối với những phụ nữ đã có gia đình. Ngoài ra, chỉ có người lớn mới được dùng động tác vẫy tay để kêu trẻ nhỏ hay bạn bè cùng trang lứa. Khi vao nhà một người Việt, bạn cần chào hỏi người trưởng tộc hay người lớn tuổi nhất và chào từ lớn đến nhỏ.

 /></p>
<h2 id=2. Văn hóa giao tiếp

Mỗi khi đến một quốc gia nào đó, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn phải tìm hiểu đó chính là văn hóa giao tiếp của người dân địa phương. Những đất nước khác nhau trên thế giới sẽ có nét độc đáo trong văn hóa riêng biệt và không thể nhầm lẫn với bất kỳ một quốc gia nào. Theo văn hóa người Việt, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn đến chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống người Việt có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình nhiều hơn. Chính vì thế, khi phải lựa chọn giữa lý trí và tình cảm thì họ sẽ đặt tình lên hơn lý.

 /></p>
<p class=Hơn nữa, lối giao tiếp tế nhị khiến người Việt có thói quen “vòng vo tam quốc”, không đi thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Chính điều này mà người Việt rất đắn đo, cân nhắc trong ứng xử và rồi chính sự đắn đo, cân nhắc này đã khiến họ trở nên thiếu quyết đoán trong công việc. Để tránh nhược điểm này và cũng không để mất lòng người khác, người Việt Nam sẽ thay thế bằng một nụ cười.

3. Văn hóa ẩm thực

Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những đất nước sở hữu kho tàng ẩm thực vô cùng độc đáo và đặc sắc. Việt Nam là quê hương của nhiều món ăn ngon, từ những món ăn dân dã trong ngày thường cho đến những món ăn cầu kỳ để phục vụ lễ hội và cung đình, mỗi một món ăn đều mang ý nghĩa khác biệt đã góp phần tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Ẩm thực Việt không chỉ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố phương Tây hiện đại mà còn gây ấn tượng bởi màu sắc rực rỡ và cách phối hợp gia vị độc đáo. Những món ăn truyền thống của Việt Nam được biết đến là sự kết hợp các nguyên liệu tươi, ít dùng dầu và phụ thuộc vào gia vị cũng như các loại rau thơm đi kèm như hành lá, húng quế, rau răm. Những món ăn tiêu biểu đã tô thêm sắc màu cho văn hóa người Việt có thể kể đến như phở bò, bánh mì, mì quảng, cơm tấm, bánh xèo, nem chua rán, bánh bột lọc, bún bò Huế, bún mắm.

 /></p>
<p class=Việt Nam không chỉ là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng nhiều phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ mà còn được biết đến với nền văn hóa đặc sắc, phong phú. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa người Việt nhé.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *